0

Rối loạn tự kỷ ở trẻ em: Dấu hiệu và phân loại | Safe and Sound

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển. Để đánh giá rối loạn phát triển, trước tiên ta phải biết các điểm mốc của sự phát triển “bình thường” của trẻ. Có nhiều bố mẹ đánh giá sai sức khoẻ tâm tinh thần của con mình và ngỡ rằng con có thể mắc chứng tự kỷ...

 

Hoàng Văn Cường | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Tự kỷ chưa có nguyên nhân chính xác

Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân của tự kỷ, có trường phái cho rằng có yếu tố thực thể và di truyền, nhưng cũng có trường phái nhấn mạnh sự rối loạn quan hệ sớm mẹ - con hoặc mối quan hệ giữa trẻ và gia đình. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục cho rối loạn sức khoẻ tinh thần này ở trẻ. Chính vì vấn đề này, việc mắc chứng tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ trẻ em nào, tất nhiên sự rối loạn quan hệ sớm giữa trẻ và các thành viên trong gia đình là một trong những yếu tố nguy cơ rất lớn.

2. Dấu hiệu ban đầu nhận biết trẻ mắc chứng tự kỷ

Ảnh 1: Dấu hiệu ban đầu của trẻ tự kỷ

Bất cứ rối loạn sức khoẻ tinh thần nào đều có thể nhận biết được từ sớm. Chứng rối loạn tự kỷ cũng vậy, các dấu kiệu để ta có thể giải thuyết một trẻ em tự kỷ gồm:

  • Sự lo lắng của phụ huynh.
  • Tiền sử tự kỷ của anh chị em trong gia đình.
  • Biểu hiệu của trẻ trong khoảng thời gian dưới 3 tuổi như: thụ động; mức độ phán đoán/phản ứng với kích thích xã hội kém; khó bắt chước; chậm hoặc rối loạn ngôn ngữ; không chỉ vào cái gì bằng ngón tay; có những trò chơi đơn giản tự phát, giả bộ; có những hoạt động lặp lại với đồ vật.
  • Biểu hiện với bất cứ trẻ nào: thoái lui về ngôn ngữ và/hoặc mối quan hệ xã hội.

Trong cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần tái bản lần số 5 (DMS-5) đã liệt kê ra 3 nhóm triệu chứng. Đây là sự mô tả một cách chi tiết và rất dễ hình dung cho phụ huynh.

  • Nhóm 1: Những bất thường trong tiếp xúc xã hội
      • Trong giao tiếp không lời khi tương tác xã hội
        • Bất thường trong ánh mắt: Tránh ánh mắt của người khác, thiếu theo dõi bằng mắt, nhìn lơ đễnh xung quanh hay chỉ liếc mắt.
        • Biểu lộ trên khuôn mặt nghèo nàn
        • Điều chỉnh tư thế và cử chỉ không tốt
        • Khó thiết lập mối quan hệ với người ngang hàng
        • Không có sự tiếp xúc với trẻ khác
        • Không tham gia vào những trò chơi đơn giản
        • Thích những hoạt động đơn độc.
      • Không tự phát tìm cách chia sẻ sự vui thích, thú vị hoặc những thành công của trẻ với người khác
        • Không tìm cách bộc lộ
        • Không tìm cách đem những đồ vật trẻ thích cho người khác
      • Thiếu tương tác xã hội hoặc cảm xúc:
        • Không tìm cách để được mơn trớn dỗ dành
        • Khó để xác định cảm xúc. 
        • Điều chỉnh cảm xúc không tốt
  • Nhóm 2: Chất lượng giao tiếp bằng lời và không lời kém, khả năng tưởng tượng kém
      • Chậm hoặc không có hoàn toàn ngôn ngữ, không tìm cách bù đắp bằng những cách khác để giao tiếp như cử chỉ hoặc điệu bộ.
      • Khó khăn để hiểu ngôn ngữ khác
      • Ở trẻ có ngôn ngữ: Ngôn ngữ rập khuôn, nhai lại (nhai lại lời người khác nói), đảo ngữ, chuyển giọng
      • Thiếu vắng trò chơi giả bộ đa dạng và bộc phát, hoặc trò chơi bắt chước xã hội.
  • Nhóm 3: Hành vi, sở thích và hoạt động lặp lại, rập khuôn

3. Phân loại mức độ chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ

Ảnh 2: Phân loại mức độ tự kỷ

Để chẩn đoán trẻ em có mắc chứng rối loạn tự kỷ, chúng ta cần xác định trẻ có đủ triệu chứng ở 3 nhóm trên và tối thiểu 6 triệu chứng ở nhóm 1. Khi xác định được những dấu hiệu này ở con mình, các phụ huynh đừng quá lo lắng hay hoang mang. Hãy tìm ngay đến bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để có được sự trợ giúp.

Việc đầu tiên là phân loại xem mức độ của sự rối loạn sức khoẻ tinh thần này từ nhẹ đến nặng để có sự can thiệp phù hợp:

Nhóm triệu chứng

Nặng

Vừa

Nhẹ 

Rất nhẹ 

Nhóm 1

Hoàn toàn không biết đến sự hiện diện của người khác

Nhận ra sự có mặt của người đó

Bắt chước 1 cách máy móc

Muốn ở cạnh người khác nhưng không làm sao được, khó khăn trong việc học luật lệ quy tắc, một số trẻ thể hiện sự tuyệt vọng

Nhóm 2

Khả năng nhận biết, hiểu biết bị tổn thương

Hiểu những từ chính như ăn, ngủ

Lặp lại một các rập khuôn: nhại lời sau đó và tức thì

Cách diễn đạt lạ lùng. Bất thường trong giọng nói: đơn điệu hoặc quá lớn

Nhóm 3

Cử động rập khuôn (trấn an hoặc không biết làm gì)

Vui thích dai dẳng đối với một bộ phận của đồ vật: sợi dây, cái quai túi…

Lặp lại một tự động một hoạt động quen thuộc

Có thể thích nghi với tình huống quen thuộc vì đã được học về tình huống đó, gặp khó khăn khi đối diện người lạ

Việc phối hợp giữa gia đình với bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý là điều rất quan trọng trong điều trị chứng rối loạn tự kỷ. Vì vậy khi có được mức độ rối loạn, kế hoạch điều trị cụ thể sẽ giúp trẻ và gia đình cải thiện sự rối loạn tinh thần này.

: Rối loạn tự kỷ ở trẻ em: Dấu hiệu và phân loại | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound